Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đang bán rất nhiều loại dầu tràm khác nhau từ mẫu mã, kiểu dáng đến chất lượng tràm trong dầu. Nhiều mẹ muốn chăm sóc cho con bằng những phương pháp an toàn, hiệu quả nhưng lại không biết nên chọn mua dầu tràm như thế nào, mua dầu tràm ở đâu, đặc điểm dầu tràm nguyên chất gồm những dấu hiệu nhận biết như thế nào bằng mắt thường….Một số đặc điểm dầu tràm nguyên chất, khách hàng có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường như sau: Dầu tràm nguyên chất có màu vàng thiên thanh, trong suốt, mùi dịu nhẹ, không tan trong nước.
Dầu tràm gồm hai loại: dầu tràm gió và dầu tràm trà. Dầu tràm gió được sản xuất từ nguyên liệu chính là cây tràm gió. Cây tràm gió được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, vùng đất chịu nhiều nắng gió khô cằn của cả nước. Chính vì đặc tính đó nên cây tràm ở miền Trung chứa tỷ lệ dầu tràm cao hơn các tỉnh khác. Trong đó, Phong Điền và Lộc Thủy được xem là cái nôi của quê hương nấu dầu tràm truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế.
*Tác dụng nổi bật nhất của dầu tràm nguyên chất là phòng ho, trị cảm, chống đầy hơi. Chúng tôi xin chia sẻ một số tác dụng của dầu tràm nguyên chất mà chúng tôi trong quá trình sử dụng kết hợp với việc sưu tầm, tổng hợp được đã rút ra để các bạn tham khảo.
Đầu tiên khi sử dụng dầu tràm nguyên chất các mẹ đừng nên nghĩ rằng dầu tràm tốt, không gây nóng thì thoa vào bất cứ bộ phận nào của trẻ cũng được. Các bạn nên tránh thoa vào những vùng da nhạy cảm của bé như mắt, cổ, rốn, trán, thái dương.
1. Dầu tràm phòng cảm lạnh: Thời tiết chuyển mùa, các trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Để bảo vệ cơ thể vào những lúc thời tiết chuyển mùa, bạn dùng một ít dầu tràm hòa với nước ấm để tắm hàng ngày cho trẻ. Khi tắm nên đảm bảo nhiệt độ nước vừa phải, hòa từ 3-4 giọt dầu tràm vào nước ấm rồi hòa đều. Sau đó tắm nhanh cho trẻ (vào những lúc trời lạnh). Lưu ý khi tắm với dầu tràm cho trẻ không nên để dầu vương vào mắt trẻ.
Sau khi tắm xong bạn có thể massage phần lưng, chân, tay cho trẻ với dầu tràm nhằm giúp cơ thể trẻ luôn ấm, tinh thần thoải mái, tạo giấc ngủ sâu cho trẻ lúc về đêm.
2. Dầu tràm phòng ho: Khi trời trở lạnh ngoài việc giữ ấm cơ thể trẻ bằng việc mặc áo ấm, tránh gió máy cho trẻ, bạn dùng dầu tràm thoa vào lưng (tránh thoa trực tiếp vào xương cột sống trẻ) trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ ấm lên một cách tự nhiên và tự giữ ấm nhiệt độ cho cơ thể trẻ, đặc biệt là lúc về đêm. Trẻ nhỏ thường có thói quen đạp chăn và không thích đắp chăn lúc ngủ. Bạn cũng có thể giữ ấm cổ cho bé bằng cách cho ít dầu tràm vào khăn sữa của bé rồi quàng vào cổ cho bé hay cho một vài giọt dầu tràm nguyên chất vào gối nằm của trẻ, thoa vào gan bàn chân trẻ để giúp cơ thể bé không bị lạnh.
3. Dầu tràm phòng khò khè: Khi trẻ bị ho hay bị lạnh trẻ thường có chịu chứng xổ mũi, nghẹt mũi, thở dốc, khó ngủ lúc về đêm. Những lúc như vậy sẽ khiến các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Bởi vì những triệu chứng trên sẽ làm cho bé kém ăn, mất ngủ. Để tăng sức đề kháng cho bé lúc bé bị khò khè các mẹ không nên thoa dầu tràm nguyên chất trực tiếp lên mũi bé mà cho dầu tràm vào khăn sữa rồi đưa bé ngửi hay cho ít dầu tràm vào bông rồi để ở đầu giường, mùi thoang thoảng dịu nhẹ sẽ giúp bé lưu thông mũi dễ dàng.
Nếu thấy thời tiết chuyển mùa thì bạn nên phòng cho bé để bé không bị khò khè bằng cách giữ ấm, massage bằng dầu tràm nguyên chất cho bé trước khi đi ngủ ở gan bàn chân, lưng.
4. Dầu tràm phòng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua: Khi bé bị khò khè sẽ dẫn đến việc bé ăn dễ bị trớ, khó tiêu, nhác ăn. Đối với những bé như vậy việc đầu tiên các mẹ không nên ép bé ăn no, nên nấu cháo lõang dễ nuốt cho bé ăn. Sau đó, thoa dầu tràm lên lưng, xoa đều quanh bụng theo chiều kim đồng hồ kèm theo vài động tác massage nhẹ cho bé sẽ giúp bé không bị khó tiêu, đầy bụng.
Còn đối với các trường hợp bé bị đầy hơi, khó tiêu mà nguyên nhân không phải do bị ho, khò khè thì các mẹ chỉ cần thoa dầu tràm nguyên chất vào bụng, gan bàn chân cho bé, chỉ ít phút sau bé sẽ thấy thoải mái.
5. Dầu tràm chống côn trùng, muỗi đốt: Thoa 1 vài giọt dầu tràm vào chỗ bị muỗi, côn trùng đốt, sẽ hết bị ngứa và hết bị sưng, đỏ. Lưu ý, không thoa dầu vào khu vực mặt và thái dương cho bé. Bởi vì như đã nói ở trên, dầu cũng có độ nóng nhất định nên sẽ làm cay mắt bé.
6. Dầu tràm Kháng khuẩn: Để giữ cho không khí trong lành, không có mùi ẩm mốc, thoáng khí, sạch sẽ, bạn có thể dùng tinh dầu tràm nguyên chất để xông phòng. Hay bạn có thể sử dụng một ít bông gòn cho vài giọt dầu tràm nguyên chất rồi để góc phòng, mùi hương dịu nhẹ của dầu tràm nguyền chất sẽ làm cho không gian căn phòng bạn thoáng, bạn cảm thấy thư thái dễ chịu và giúp bé hít thở không khí trong lành, không bị ngạt mũi, khò khè và tránh các loại côn trùng, muỗi đốt.
Bạn có thể xông phòng với Dầu tràm với dụng cụ xông dầu bằng đèn điện hoặc bằng dụng cụ xông dầu bằng đèn.
Trên đây là 1 số kinh nghiệm chúng tôi rút ra được qua quá trình sử dụng, sưu tầm, tổng hợp. Mọi người ai có thêm kinh nghiệm gì trong việc sử dụng Dầu Tràm thì comment bên dưới nhé.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.
Tab: mủ trôm | hạt điều rang muối | hạt chia | công dụng của mủ trôm | cao lá vằng | cao chè vằng | Hạt macca | Hạt dẻ cười | Hạt hạnh nhân