no-logo
Tìm hiểu về cây trôm - mủ cây trôm
Lượt xem: 2 | ngày đăng: 16.08.2016

   Cây Mủ Trôm ở Việt Nam được biết đến từ lâu như là một vị thuốc quí báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người , cây trôm thiên nhiên ngoài tác dụng làm nước giải khát, còn có khả năng thanh nhiệt, mát gan, giải độc tố, chống táo bón, lợi tiểu, thải trừ được các độc tố trong cơ thể nên có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ ngăn ngừa nhiều loại bệnh .

cây mủ trôm


   Ngày nay con người đã nghiên cứu ứng dụng kết hợp tinh chất từ cây Trôm  thiên nhiên với một số dược thảo để sản xuất ra một số loại mỹ phẩm làm đẹp. Vì trong thành phần của tinh chất Cây Trôm có rất nhiều những khoáng chất & vi lượng rất tốt như : Mg, Ka, Zn, Na, hỗ trợ đắc lực cho làn da trong quá trình ngăn ngừa chống lão hóa. Mặc khác tinh chất cây Trôm còn có tác dụng cực kỳ hiệu quả vì định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, giúp mau lành vết thương và  liền sẹo nhanh, dùng để chữa trị các loại da nhờn và có mụn. Bên cạnh đó, còn chống oxy hoá giúp bảo vệ tế bào thoát khỏi sự  tấn công của các gốc tự do của một số chất độc. Đặc biệt với độ nhớt cao tinh chất cây Trôm có tác dụng giữ ẩm, giúp da đàn hồi, làm se khít lỗ chân lông, làm săn chắc da, ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn da, mụn, nám, tàn nhang, đồi mồi, cho làn da tươi sáng và khỏe mạnh mịn màng. Tinh chất cây Trôm hiện nay đã trở thành một trong những nguyên liệu làm đẹp & thực phẩm chức năng tuyệt vời nhất .

 

 Quy trình trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ mủ trôm :

mủ cây trôm

 

   Cây trôm là loại cây đa mục đích,có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn. Theo các nhà khoa học cây trôm có tên gọi Bastardpoom,Piari, tên khoa học Sterculia Foetida L, họ Sterculiaceae. Cây đặc tính ưa sáng,ẩm đặc biệt thích hợp với vùng có chế độ khí hậu khô hạn như Bình Thuận, Ninh Thuận. Nhiệt độ trung bình nằm từ 24°C đến 33°C.

    Gỗ cây trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ trôm. Đây là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Hiện nay nhiều nông dân ở Miền Nam đã bắt đầu trồng trôm trên đất vườn. Kết quả được các chuyên gia kinh tế đánh giá hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây khác hiện nay đang trồng và phát triển trên diện tích rộng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời mang lại thu nhập cao cho người dân.

    Về loài cây trôm là loài cây dễ trồng. Khi cây còn nhỏ người trồng tăng cường tưới phân cho cây khỏe, vài ngày tưới nước một lần. Khi cây có tán lá thì không cần tưới nước thường xuyên nữa.

Sau khi trồng ở vùng đất tốt và chăm bón kỹ khoảng 3-4 năm thì cây trôm bắt đầu cho mủ, muốn lấy mủ trắng không bị vàng, trước khi lấy người trồng phải vệ sinh sạch sẽ thân cây. 

   Kỹ thuật trồng trôm: Cây trôm được chăm sóc từ vườn ươm đưa ra trồng cây thân thẳng, không cong vẹo, 2 ngọn cây cao từ 30-50cm. Cách trồng cự ly hàng cách hàng 4x4m hoặc 3x3m hoặc 2,5x3m tùy vào vùng đất ta trồng cho thích hợp, hố quy cách thông thường cuốc hố sâu từ 40-60cm trồng giống như các cây thông thường khác, nếu đất xấu nên bón lót phân lân hoặc phân vi sinh, phân chuồng hôi càng tốt.Làm cỏ sạch giữa 2 hàng cây, cây mới trồng phải tưới nước hoặc trồng đón mưa để cây khỏi bị chết nắng , 1 năm bón phân 2 lượt phân lân hoặc NPK, khi cây khép tán phải dọn sạch gốc cây

   Đặc tính cây trôm sống được trên các vùng đất núi khô cằn, nắng hạn, riêng trên đất khô cằn nắng hạn thì trôm trồng khoảng 5-7 năm tuổi bắt đầu khai thác, thời điểm lấy mủ trôm tốt nhất vào mùa nắng. Cây trôm lớn cho lượng mủ nhiều hơn, bình quân 1 cây cho khoảng 1 - 1,5kg/cây.

   Kỹ thuật khai thác: Mủ trôm khai thác bằng cách ”đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau (mỗi lỗ khoảng 2x2cm) sâu đến tận lớp gỗ trong thân cây, nhiều lỗ hay ít tùy theo thân cây to hay nhỏ. Sau đó, từ các lỗ bị đục tiết ra nhựa (mủ), quy trình lấy mủ quay vòng từ 2-3 ngày, thời gian hết là lấy mủ từ 10-15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Người ta tiếp tục ”đục” các lỗ khác để lấy mủ. Sau đó đục vỏ thân đụng tới gỗ để mủ trôm tiết ra. Mủ trôm tiết ra đông thành từng cục nhỏ tựu bám vào vỏ cây trên, miệng lỗ đục. Lỗ đục so le quanh thân cây. Sau khi lấy mủ chỉ cần phơi mủ trôm dưới ánh nắng gắt trong thời gian 1-2 ngày là có thể đem bán.

 

mủ trôm
Mủ trôm khai thác bằng cách ”đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn

 

   Lưu ý: Nếu khai thác mùa mưa mủ trôm phải lấy liên tục trong ngày không được để mủ dính nước mưa vì trong nước mưa có axit nên mủ sẽ bị vàng và nở mủ sẽ hư. Giá trị kinh tế của cây trôm là mủ trôm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc, mau lành vết thương… đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.

    Ngoài giá trị lấy mủ trôm còn là loại cây thân gỗ to, khoảng 20 năm thì cho khai thác, gỗ không bị mối mọt, có thể dùng làm bao bì, làm bột giấy, ván dăm, ván sợi gỗ.

    Cách chế biến: Khi lấy mủ trôm từ thân cây vào thì phải phân loại ngay: Mủ trắng là mủ loại 1. Mủ vàng là mủ loại 2,3 để dễ bán.

     Mủ trôm sau khi khai thác mủ có mủ thì tư thương tự tìm đến mua, vì hiện nay mủ trôm rất chuộng trong thị trường, các nhà máy chế biến nước giải khát, nhà thuốc tân dược, các công ty chế biến kem dưỡng da, nhà máy nước yến, đều thu mua trôm để chế biến.

    Ở các tỉnh như Đắc Lắc, Khánh Hòa, Sài Gòn, Sóc Trăng, Tiền Giang đều có nhà máy chế biến mủ trôm thành gói bán trên thị trường rất rộng nhưng người dân trồng trôm thì còn quá ít. Thực tế đang trồng trôm ở Bình Thuân, Ninh Thuận thì cho mủ rất nhiều.

    Khuyến cáo: các hộ nông dân có đất hoang hóa, khô cằn ở Bình Thuận, Ninh Thuận nên đầu tư trồng cây trôm lấy mủ do có bản chất cây rừng nên đầu tư ít. Từ ít đầu tư mà hiệu quả kinh tế cao ít sâu bệnh.

    Khi bà con nông dân nên chọn giống tốt chất lượng, không nên mua giống không rõ nguồn gốc. Vì cây trôm có nhiều loại nếu trồng nhầm giống không đạt năng suất hoặc không có mủ thì nông dân sẽ bị thiệt thòi về kinh tế.

    Ngoài việc lấy mủ trôm, cây trôm còn trồng làm chòi tiêu cho năng suất 2 mặt. Vừa ăn tiêu vừa khai thác mủ. Từ mặt đất cho tiêu xà lỏn lên 1m vì sát đất, cây tiêu không  quả. Khoảng cách trồng đó ta khai thác mủ trôm. Phần trên tiêu bám ta thu hoạch tiêu.

   Sâu bệnh hại: Cây trôm hay bị rầy trắng bám lá hay bị sâu ăn lá non vào đầu mùa mưa, ngoài ra lá trôm loại thức ăn bò dê rất ưa thích ăn nên trồng trôm cần phải trông coi theo dõi kẻo bị gia súc phá hoại.

** (Tài liệu này được trích từ đề tài khoa học trồng trôm ở Tuy Phong, Bình Thuận và Ninh Thuận)

Mủ trôm uống mát?

Nghe nói mủ trôm uống mát, có tác dụng trị táo bón rất tốt? Xin cho biết cách uống như thế nào?

Mủ trôm hay nhựa trôm là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam.

 

mủ trôm khô

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Về mặt y học, nhựa trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón. Nhựa trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương... Trong ngành dược, nhựa trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.

Nhựa trôm được xem là thuốc, vì vậy khi dùng cần chú ý liều lượng. Không có chỉ dẫn cụ thể cho từng đối tượng mà tùy thuộc các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc cơ địa của từng người. Nếu sử dụng bừa bãi nhựa trôm như một thức uống giải khát thì rất nguy hiểm.

Điều quan trọng là phải tìm mua loại nhựa trôm có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn hiệu và trên nhãn có hướng dẫn cách dùng cụ thể, tránh các loại giả mạo có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Tốt nhất nên theo sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc các chuyên viên y tế khi sử dụng. Vì nhựa trôm hòa tan và trương nở trong nước, nên nếu không đủ nước để trương nở, nó sẽ gây tắc ruột có thể dẫn đến tử vong.

Tab:  mủ trôm | hạt điều rang muối  | hạt chia | công dụng của mủ trôm | cao lá vằng | cao chè vằng | Hạt macca | Hạt dẻ cười | Hạt hạnh nhân

Tin liên quan
Zalo Zalo:0976479602 Zalo
Hotline:0976479602
Send SMS SMS:0976479602 >Nhắn tin Facebook Nhắn tin Facebook