no-logo
Cách Lấy Mủ Trôm
Lượt xem: 2 | ngày đăng: 10.12.2022

Hướng Dẫn Cách Lấy Khai Thác Mủ Cây Trôm Siêu Sạch

Chia sẻ phương pháp lấy mủ trôm siêu sạch tại công ty vĩnh tâm, Bản thân Hùng đã đi rất nhiều nơi tham khảo rất nhiều phương pháp lấy mủ trôm nhưng để có được 1 phương pháp tối ưu nhất thì đây được xem là phương pháp hùng thấy hiệu quả nhất. mủ trôm tươi khi lấy đảm bảo độ sạch tuyệt đối, khi khai thác mủ trôm sẽ không phụ thuộc vào thời tiết. dù trời mưa hay nắng, gió mạnh bụi bẩn không tác động vào mủ được. 

Giá trị kinh tế của cây trôm là mủ trôm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc, mau lành vết thương… đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.

Ngoài giá trị lấy mủ trôm còn là loại cây thân gỗ to, khoảng 20 năm thì cho khai thác, gỗ không bị mối mọt, có thể dùng làm bao bì, làm bột giấy, ván dăm, ván sợi gỗ.

1. Chuẩn bị dung cụ khai thác mủ trôm.

+ Dao dùng để cạo vỏ cây trước khi quấn màng bọc.

+ Khoan cầm tay

+ Màng bọc thực phẩm dùng để quấn xung quanh cây trước khi khoan để tránh tạp chất và vỏ cây.

+ Dụng cụ hũ nhựa hứng mủ trôm

+ Ghim giữ cố định

+ Dụng cụ thu mủ trôm khi mủ đã đầy

+ Tấm bạt nhỏ có chiều rộng 0.5 mét, chiều dài 0.8 mét dùng để phủ lên cây buộc lại chống mưa bụi .

+ Bao Tay Vải chống dích mủ trôm khi thu mủ.

2. Chọn thời điểm thích hợp để khai thác mủ trôm.

- Thời gian khai thác: Thông thường thì bà con nông dân khai thác mủ trôm được thực hiện vào mùa nắng(mùa khô), từ tháng 11 năm trước đến tháng 7 năm sau, tổng thời gian khai thác trong năm khoảng 8 tháng. Tuy nhiên đối với phương pháp thu mủ trôm mới của công ty Vĩnh Tâm thì mủ trôm có thể khai thác ngay cả vào mùa mưa, nếu quý bà con chủ động phơi được mủ, riêng tại công ty vĩnh tâm có thể sử dụng máy xấy nếu thời tiết không có nắng.

- Trong thời gian cây Trôm thay lá (khoảng tháng 3 - 4) là thời điểm để cây nghỉ ngơi dưỡng sức  thì ngưng khai thác, thời điểm này nên bón phân tưới nước chăm sóc thật tốt để cây khỏe mạnh cho năng xuất cao, tránh làm cây kiệt sức, không cho mủ.

- Tiêu chuẩn cây trôm cho khai thác mủ:

+ Với cây Trôm trồng thâm canh trên đất tốt, phát triển nhanh, tuổi khai thác từ 3 – 4 năm tuổi, chiều cao trung bình từ 3,5 - 4 m; đường kính bình quân tại vị trí từ dưới mặt đất lên 1,3 m của thân cây  từ 10 - 15 cm.

+ Với cây Trôm trồng trên đất khô cằn, nắng hạn, tuổi khai thác từ 5-7 năm tuổi, cao 4-5m, đường kính bình quân trên 15-20 cm.

+ Vườn cây đủ tiêu chuẩn đưa vào khai thác khi có khoảng 50% số cây đạt tiêu chuẩn.

3. Kỹ thuật khai thác lấy mủ trôm.

cách lấy mủ trôm

Sau khi cạo sạch vỏ cuốn màng bọc thực phẩm sẽ tiến hành khoan cây trôm để lấy mủ.

Bước 1: Tiến hành vệ sinh phần vỏ trên thân cây tại vị trí dự kiến sẽ khoan lỗ bằng cách dùng dao cạo sơ qua phần vỏ cây chết nhằm làm sạch xung quanh vị trí sẽ khoan, nên vệ sinh thân cây tại vị trí cách mặt đất từ 0.5 mét trở lên để giữ vệ sinh trong quá trình thu mủ.

Bước 2: Dùng màng bọc thực phẩm loại khổ lớn quấn xung quanh thân cây tại vị trí chuẩn bị khoan lấy mủ.

Bước 3: Dùng khoan pin cầm tay, có kích thước mũi khoan tương đương Ф = 1,5 cm,  mũi khoan được đặt vuông góc với thân cây. Khoan xuyên qua lớp vỏ, vừa tới phần gỗ thì dừng lại. Tùy theo kích thước cây Trôm khai thác ta có thể xác định được số lượng lỗ cần khoan.

cách lấy mủ trôm

Ghim dùng để cố định ly mủ trôm vào thân cây khi lấy mủ.

Bước 3: Dùng ghim để cố định dụng cụ hứng mủ ở phía dưới lỗ khoan (dụng cụ hứng mủ có thể dùng ly nhựa có nắp, nếu lượng mủ ra nhiều có thể sửa dụng lý lớn để chánh bị mủ tràn ra khi khai thác).

cách lấy mủ trôm

Ly mủ trôm được cố định trên thân cây để lấy mủ.

cách lấy mủ trôm

Khi lấy mủ trôm dùng tấm bạt nhỏ hoặc túi bóng khổ lớn bao lại để tránh được mưa và bụi.

 

cách lấy mủ trôm

Cách lấy mủ trôm siêu sạch, siêu chất lượng

 

cách lấy mủ trôm

Khi Lấy mủ trôm về sẽ phơi từ 3 đến 4 ngày nắng gắt thì mủ sẻ khô đạt độ ẩm từ 12 đến 14%.

Bước 4: Mủ trôm sẽ tiết ra ly hứng sẵn như vậy sau 1 đến 3 ngày thì đầy chúng ta sẽ tiến hành đi thu mủ, tùy thuộc vào lượng mủ của cây trôm, nếu chăm sóc tốt cây khỏe thì mủ ra rất nhanh và ngược lại, thời gian hết là lấy nhựa từ 10-15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Tiếp tục khoan các lỗ ở vị trí khác để khai thác mủ.

cách lấy mủ trôm

Trường hợp không phơi được khi có mưa thì có thể sử dụng máy xấy.

4. Kỹ thuật sơ chế mủ trôm.

cách lấy mủ trôm

Mủ trôm khi lấy vào và phơi cần đạt độ ẩm 12 đến 14% thì chuyển sang công đoạn bảo quản.

Mủ Trôm khi chảy ra ở dạng lỏng, chúng ta có thể chia nhỏ từng khay nếu thời tiết thuận lợi có nắng thì đem phơi ngay, nếu thu mủ xong gặp thời tiết bất lợi mưa nhiều nếu có điều kiện chúng ta có thể sử dụng máy để xấy, khi mủ trôm chưa khô hoàn toàn đang còn dẻo cần tiến hành kiểm tra vệ sinh , loại bỏ tạp chất trong quá trình khai thác như vỏ, lá cây..v.v. bằng kéo hoặc dao chuyên dụng khi mủ được phơi khô bớt nước ở dạng dẻo ta sẽ đem mủ vào cắt tạo hình, tránh việc gom mủ vào 1 chỗ và để quá lâu mủ cứng lại sẽ khó xử lý và bảo quản, tiếp đến sẽ phơi hoặc xấy sao cho độ ẩm kiểm tra còn khoảng 12 đến 14% thì có thế bỏ bao lưới để bảo quản.

5. Bảo quản mủ Trôm đúng cách.

Đối với số lượng mủ lớn sau khi phơi và xấy khô bà con nên bảo quản trong bao lưới thoáng khí, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, thời hạn lưu kho từ 18 đến 24 tháng,

Quy trình này được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, chế biến và kinh doanh sản phẩm mủ cây Trôm tại Việt Nam.

Theo kinh nghiệm thu hoạch mủ trôm của người dân Ninh Thuận thì họ thường thu hoạch vào những ngày nắng ráo cho nó có màu trắng đẹp tự nhiên mà không cần sử dụng biện pháp tác động nào. Nếu thu hoạch vào những ngày trời nhiều mây thì thường ngả sang màu vàng, không đẹp. 

Kỹ thuật lấy và sấy mủ Trôm cũng quyết định đến chất lượng của nó. Mủ Trôm đẹp là loại mủ có màu sắc tự nhiên, trắng sáng, trong, không lẫn tạp chất, vỏ cây… 

Ngay sau khi thu hoạch được mủ trôm thì chúng ta cần lấy chúng về và phơi khô trong 3 – 4 ngày năng to. Sau đó khoảng 2 tháng, các lỗ khoan hoặc đục sẽ tự động liền lại, lúc này chúng ta sẽ làm sạch lại vỏ cây và tiến hành khoan lấy mủ lại. Nếu chúng ta thu hoạch mủ trôm với mục đích kinh tế thì chúng ta cần phân loại mủ trôm ra làm hai loại đó là mủ trôm loại 1 và mủ trôm loại 2. 

 

Cách lấy mủ trôm tại công ty vĩnh tâm.

 

Tab:  mủ trôm | hạt điều rang muối  | hạt chia | công dụng của mủ trôm | cao lá vằng | cao chè vằng | Hạt macca | Hạt dẻ cười | Hạt hạnh nhân

Tin liên quan
Zalo Zalo:0976479602 Zalo
Hotline:0976479602
Send SMS SMS:0976479602 >Nhắn tin Facebook Nhắn tin Facebook