-
Công dụng tuyệt vời của tinh bột nghệ
-
Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
-
10 Tác dụng tuyệt vời của Tinh Bột Nghệ
-
Dùng tinh bột nghệ làm mặt nạ đắp mặt
-
Cách ngâm mủ trôm hạt é và đường phèn
-
Mủ trôm khô là gì
-
Lưu ý sử dụng trà dây với bệnh dạ dày
-
Tác dụng của hà thủ ô với sức khỏe con người
-
Giảm cân sau sinh với cao chè vằng
-
Chè vằng có tác dụng gì với sức khỏe con người
-
Món ăn lợi sữa cho mẹ mới sinh
-
Lưu ý Khi Bảo Quản Hạt Điều Rang Muối
-
Mủ trôm có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta
-
Bất ngờ với hiệu quả giảm cân loại bỏ mỡ bụng từ việc sử dụng mủ trôm
-
Uống mủ trôm có giảm cân không? Dùng như thế nào cho hiệu quả?
Bí Quyết Cách Ngâm Và Nấu Chế Biến Mủ Trôm Siêu Ngon.
Mủ trôm có nhiều loại, loại thanh dài như ngón tay, loại dạng viên cỡ nửa đốt ngón tay. Cách pha mủ trôm cũng khác nhau.
Như loại thanh dài là ngâm cả ngày thì thanh mủ trôm mới nở hết. Dạng viên phải từ 12 – 15 tiếng thì mới sử dụng được.
Cách nấu mủ trôm, mủ trôm dạng viên thì thời gian nở khoảng 12 đến 24 tiếng.
Có cách ngâm mủ trôm nào nhanh nở hơn không?
Cách chế biến mủ trôm dạng thanh và dạng viên hơi bất tiện. Chính vì vậy, mủ trôm xay nhỏ hơn để anh chị tiện dùng hơn. chính vì vậy công ty vĩnh tâm đã cho ra đới sản phẩm mủ trôm kích thước nhỏ như hạt đường để anh chị ngâm nhanh hơn. Cách pha mủ trôm dạng hạt là chỉ cần cho vào ly nước ấm từ 15 – 20 phút là dùng được rồi. Không phải đợi lâu như dạng thanh dài và dạng viên.
Cách pha mủ trôm để uống khi dùng dạng hạt là anh chị lấy một ly nước ấm hoặc nước nguội. Nước ấm thì ngâm mủ trôm nhanh nở hơn. Mà nhớ đừng dùng nước sôi anh chị nha. Dùng nước sôi mủ trôm sẽ mất đi độ nhớt và giảm tác dụng.
Cách ngâm mủ trôm nhanh nở, Với mủ trôm kích thước hạt đường chỉ cần ngâm khoảng 20 phút.
Cách ngâm sử dụng mủ trôm đúng cách, Cách ngâm mủ trôm không bị chua.
– Mủ trôm không tan hoàn toàn trong nước nhưng nó sẽ hút nước, trương nở lên, tạo thành một dung dịch có độ nhớt cao.
– Độ nhớt của mủ trôm phụ thuộc vào thời gian mủ trôm được thu hoạch và lưu kho, chính vì vậy bạn nên hỏi kỹ người bán để chọn sản phẩm cho phù hợp.
– Khi dùng, tốt nhất nên ngâm trong nước lạnh với tỷ lệ trôm thấp, vì mủ trôm nở rất nhiều.
– Không ngâm mủ trôm với nước nóng cho nhanh nở.
– Nếu là mủ trôm dạng viên hoặc thanh lớn nên ngâm nước lạnh trong khoảng từ 12 – 24 giờ để nở hoàn toàn rồi mới dùng.
– Nếu là mủ trôm dạng hạt đường nên ngâm và khuấy đều khoảng 20 phút mủ sẽ nở hoàn toàn,
– Đảm bảo mủ trôm nở hoàn toàn trước khi sử dụng nếu không có thể gây tắc ruột (vì mủ trôm sẽ tiếp tục nở trong bụng bạn).
– Không nên đun nấu sôi vì nhiệt độ cao sẽ phá huỷ cấu trúc của các phần tử polysaccharide làm ảnh hưởng đến độ nhớt của trôm gây mất tác dụng.
1. Mủ trôm kết hợp với chanh, xả và đường phèn.
Video hướng dẫn nấu, cách pha chế mủ trôm, chanh, xả và đường phèn.
Nguyên liệu chuẩn bị cách nấu nước mủ trôm.
- Nguyên liệu này cho 5 phần ăn. Bạn có thể điều chỉnh theo số người ăn nhé!
- Mủ trôm khô: 20g
- Lá dứa hay còn gọi là lá nếp: 1 lạng
- Đường phèn: 1 lạng
- Nước sạch: 1,5 lít
- Hạt chia: 1 thìa.
Chi tiết các bước thực hiện
Bước 1: Bạn ngâm mủ trôm trong 1 ngày, sao cho chúng nở đều xung quanh và có màu trong suốt tinh khiết như thạch dừa là được.
Bước 2: Nấu tan đường phèn trong nước sôi, chờ nguội khoảng 15 phút rồi cho mủ trôm vào.
Bước 3: Bạn có thể pha thêm cùng với mật ong, hạt chia, hạt é, mủ gòn, táo đỏ,… tùy sở thích của mỗi người. Nếu uống không hết thì đóng thành chai để trong tủ lạnh sử dụng trong 3 ngày.
Cách nấu mủ trôm hạt chia.
2. Mủ trôm, hạt é, sương sáo và đường phèn.
Hướng dẫn cách pha, nấu mủ trôm, hạt é, sương xáo và đường phèn.
Nguyên liệu chuẩn bị pha mủ trôm:
Mủ Trôm hạt đường:30g
Bột sương sáo:50g
Hạt é:30g
Đường phèn:250g
Cách pha mủ trôm:
Bước 1: Đem mủ trôm ngâm với 1 lít nước khoảng 15-20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.
Bước 2: Ngâm hạt é với 500ml nước khoảng 15-20 phút
Bước 3: Nấu bột sương sáo: đổ vào trong nồi 1 lít nước sau đó cho đường và bột vào khuấy đều cho bột hoà tan và ngâm khoảng 3-5 phút cho bột nở ra.Tiếp theo bạn cho nồi sương sáo lên bếp nấu sôi lên, nấu đến khi sương sáo sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 3 phút, Sau đó bạn đổ ra tô hoặc khuôn để nguội đặc lại.
Bước 4: Nấu nước đường phèn: Cho 250g đường phèn vào nồi đổ 400ml nước đun sôi cho đường tan hết. Tắt bếp để nước đường nguội.
Bước 5: Pha mủ trôm sương sáo: Cắt từng miếng sương sáo ra, trộn mủ trôm hạt chia sương sáo với nhau. Sau đó múc hỗn hợp hạt chia, sương sáo mủ trôm ra ly, cho nước đường và đá vào rồi thưởng thức.
3. Mủ trôm hạt é, sương xâm, sương sáo và đường phèn.
Nguyên Liệu chuẩn bị:
Mủ Trôm 20g
Hạt é 20g
1 gói bột sương sáo đen
1 gói bột sương xâm
2 ống dầu chuối
500g đường phèn
Cách nấu mủ trôm đường phèn:
Mủ trôm: lấy mủ trôm rửa sạch, sau đó cho mủ trôm vào hộp cùng 1 lít nước ấm, đậy nắp lại ngâm 8 giờ đồng hồ để cho mủ trôm nở hết hoàn toàn.
Hạt é: Cho 500ml nước nguội vào hạt é, ngâm 30 phút. Hạt é nở hoàn toàn
Sương sáo đen: Nấu theo hướng dẫn trên bao bì, đổ ra hộp hoặc thố để nguội đến khi đông cứng
Sương xâm:Nấu theo hướng dẫn trên bao bì, đổ ra hộp hoặc thố để nguội đến khi đông cứng
Đường phèn:cho đường phèn & 500ml nước vào nồi, nấu cho đến khi đường tan hết, thì nấu thêm 3 phút nữa thì tắt bếp, để nguội
Lấy thố đựng lớn, cho lần lượt sương sáo,sương xâm, mủ trôm, hạt é, nước đường, dầu chuối trộn đều. Nếu uống liền thì cho đá viên vào, còn chưa thì cất vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được nhiều ngày.
4. Mủ trôm, hạt chia, nước lá dứa và đường phèn.
Cách nấu, chế biến mủ trôm hạt chia, đường phèn.
Nguyên liệu chuẩn bị.
- Nguyên liệu này cho 5 phần ăn. Bạn có thể điều chỉnh theo số người ăn nhé!
- Mủ trôm khô: 20g
- Lá dứa hay còn gọi là lá nếp: 1 lạng
- Đường phèn: 1 lạng
- Nước sạch: 1,5l
- Hạt chia: 1 thìa.
Chi tiết các bước thực hiện Mủ trôm, hạt chia, nước lá dứa và đường phèn
Bước 1: Bạn ngâm mủ trôm trong 1 ngày, sao cho chúng nở đều xung quanh và có màu trong suốt tinh khiết như thạch dừa là được.
Bước 2: Nấu tan đường phèn trong nước sôi, chờ nguội khoảng 15 phút rồi cho mủ trôm vào.
Bước 3: Lá dứa rửa sạch rồi cho vào nồi thêm 1 chút nước vào nồi lá dứa và nấu chừng 10p là được. Thêm đường phèn vào nồi lá dứa theo khẩu vị của bạn.
Bước 4: Hạt chia đem ngâm riêng với nước nguội.
=> Đợi nước lá dứa hơi nguội thì cho mủ trôm vào khuấy đều, Tiếp tục là hạt chia. Cho toàn bộ nước vào chai rồi mang để trong tủ lạnh. Hạn sử dụng khoảng 3 ngày bạn nhé!.
5. Mủ trôm, hạt é, táo đỏ, long nhãn và đường phèn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Mủ Trôm: 20g
Hạt é: 20g
Táo đỏ: 50g
Long nhãn:30g
Đường Phèn:250g
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn ngâm mủ trôm trong 1 ngày, sao cho chúng nở đều xung quanh và có màu trong suốt tinh khiết như thạch dừa là được.
Bước 2: Nấu đường phèn với nước sôi, để nguội.
Bước 3: Ngâm hạt é với 400ml nước lọc.
Bước 4:Táo đỏ và long nhãn ngâm nước rồi rửa sạch.
Bước 5: Lấy mủ trôm đã ngâm nở hoàn toàn cho vào nước đường phèn đã đun sôi để nguội, tiếp tục cho hạt é vào, tiếp tục cho táo đỏ và long nhãn vào khuấy đều, cho ra ly thêm đá rồi thưởng thức ngay một món thanh nhiệt bổ dưỡng cho cả nhà.
6.Mủ trôm kết hợp với thạch dừa và trái cây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Mủ Trôm Khô: 20g
Thạch dừa
Trái cây: dưa hấu, táo , xoài...
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn ngâm mủ trôm trong 1 ngày, sao cho chúng nở đều xung quanh và có màu trong suốt tinh khiết như thạch dừa là được.
Bước 2: Dưa hấu, táo ,xoài ... cắt hạt lựu
Bước 3: Cho thạch dừa,trôm thêm mủ trôm,thêm dưa hấu, xoài, táo... đã cắt vào ly, cho thêm đá vào thưởng thức.
Cách làm mủ trôm
.....v.v.
Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chúng ta có thể trộn mủ trôm với nước đường phèn hay hạt é, sương sa, sương sâm, nha đam, sương sáo cho vừa phải và bỏ thêm đá để tạo nên 1 ly mủ trôm thơm ngon bổ dưỡng giúp thanh nhiệt và làm đẹp da. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng mủ trôm đã ngâm trộn chung với các loại chè để ăn. Nên nhớ rằng không được dùng mủ trôm với nước nóng hoặc chè nóng, điều này sẽ phá vỡ các cấu trúc phân tử trong mủ trôm và làm mất đi những công dụng mà mủ trôm mang lại.
Lưu ý cách dùng mủ trôm
Không sử dụng mủ trôm trong các trường hợp:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Đang uống thuốc chữa bệnh. Mủ trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Giúp ngăn ngừa hiện tượng tương tác này, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất hai giờ sau khi uống thuốc tây.
Mua mủ trôm ở đâu? Địa chỉ bán mủ trôm, nơi bán mủ trôm?
Thảo Dược Vĩnh Tâm là địa chỉ bán mủ trôm khô lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều Nhà thuốc, Nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay. Sản phẩm mủ trôm tại Thảo Dược Vĩnh Tâm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng mủ trôm của chúng tôi.


Vĩnh Tâm luôn đặt lương tâm và uy tín lên hàng đầu, chúng tôi biết rằng các bạn bỏ tiền ra thì phải lấy lại được những gì xứng đáng nhất, hãy tự mình kiểm chứng và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất khi mua sản phẩm mủ trôm tại Thảo Dược Vĩnh Tâm.
* Cảnh Báo: gần đây đã xuất hiện nhiều đơn vị sử dụng hình ảnh sản phẩm mủ trôm của Thảo Dược Vĩnh Tâm để quảng cáo bán hàng nhái hàng giả, quý khách cần tỉnh táo hơn khi chọn mua sản phẩm mủ trôm từ các đơn vị trôi nổi trên mạng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CP TM XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH TÂM
MST: 0316098383
Địa chỉ: Số 122, Đường TX22, KP5, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM
HotLine(Zalo, Viber): 0976.479.602 | 090.669.2550 Mr.Hùng
E-mail: thaoduocvinhtam@gmail.com
Website: http://thaoduocvinhtam.com/
Tab: áo gia đình | áo gia đình đẹp | mủ trôm | hạt điều rang muối | mủ trôm có tác dụng gì | công dụng của mủ trôm | đồng phục gia đình